Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Nhờ vào sự ra đời của các sản phẩm tự động hóa, quá trình vận hành máy móc không còn tốn nhiều nhân sự và làm thủ công như trước. Điều này nhằm hạn chế được rủi ro đến người lao động và cải mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Đến nay, việc vận hành các loại máy móc, thiết bị, máy bơm đều đã được tự động hóa hoàn toàn, với sự góp mặt của sản phẩm tủ điều khiển PLC. Vậy, tủ điều khiển PLC là gì, đặc điểm nó ra sao? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. Xem thêm: Tủ chữa cháy vách tường giá rẻ!
Tủ điều khiển PLC là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình, để có thể điều khiển tự động dành cho hệ thống máy móc công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Vận hành và giám sát bằng cách thông qua nhân viên vận hành và thao tác qua màn hình cảm ứng.
Tủ điện điều khiển PLC ra đời giúp tăng năng suất lao động, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả sản xuất một cách rõ rệt. Để thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải xuất hiện sự có mặt của các bộ điều khiển và giải phóng sức lao động con người. Tủ điều khiển PLC ra đời nhằm đáp ứng toàn bộ các yêu cầu trên.
Cấu tạo của tủ điện điều khiển PLC với thành phần chính là bộ điều khiển PLC. Trong đó, bọ điều khiển PLC có rất nhiều loại khác nhau đến từ nhiều thương hiệu nội tiếng như LS, ABB, Schneider, Mitsubishi, Siemens,… Nhờ vào chức năng của bộ điều khiển là tiếp nhận và sản xuất ra tín hiệu, đó là tín hiệu Analog. Từ đó, tủ điều khiển PLC hoạt động một cách rất thông minh, có thể sử dụng điều khiển theo Timer, PID, đếm,…
Từ các bộ điều khiển đó, người thiết kế điều khiển lấy tín hiệu qua các rờ le trung gian, tiếp điểm của contactor và rơ le nhiệt. Từ đó, điều khiển các loại bơm và động cơ theo yêu cầu của hệ thống điện đặt ra.
>> Xem thêm: Cấu tạo vỏ tủ điện như nào?
Đầu tiên, tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi (như các sensor, contact, …) sẽ được đưa vào CPU thông qua một module đầu vào. Sau khi đã nhận được tín hiệu đầu vào thì CPU sẽ xử lý và tiến hành đưa các tín hiệu điều khiển qua module đầu ra để xuất ra các thiết bị được điều khiển bên ngoài theo 1 hệ thống chương trình đã được lập trình sẵn.
Một chu kỳ hoạt động của PLC bao gồm:
Nhờ vào sự thông minh từ các bộ điều khiển kể trên, nhà sản xuất thiết kế và chế tạo ra các tủ điều khiển PLC có một số chức năng chính sau:
- Điều khiển đóng ngắt (On/Off): được sử dụng trong việc đóng mở bơm, motor, động cơ …
- Điều khiển đếm (Counter): Được sử dụng điều khiển đếm số lượng
- Điều khiển theo thời gian (Timer): điều khiển đóng mở theo thời gian, chạy đảo tuần tự.
- Điều khiển biến đổi tần số (PID): điều khiển yêu cầu cao, biến đổi tần số để phục vụ các ngành xử lý nước, xử lý nước thải, điều khiển motor, động cơ …
Ngoài chức năng điều khiển tự động tại chỗ như trên, tủ điện điều khiển PLC còn được kết nối với hệ thống giám sát và điều khiển từ xa SCADA để giám sát và điều khiển máy bơm, động cơ. Chức năng này rất ưu việt khi sử dụng trong các ngành hóa chất độc hại hay các khu vực nguy hiểm như hầm lò …
Tủ điện điều khiển PLC thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: máy in, máy đóng gói, máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao, hệ thống phân bổ giám sát trong dây chuyền sản xuất…
Tủ điện điều khiển PLC hường được lắp đặt tại khu vực điều khiển của các công trình công nghiệp, nhà máy công nghiệp. Tủ chữa cháy âm tường giá rẻ.
Công ty TNHH Kỹ Thuật An Lạc chuyên sản xuất và phân phối Vỏ Tủ Điện, Tủ Chữa Cháy, Tủ Inox, Tháng Máng Cáp....
Địa chỉ: Xóm 3, Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội.
Hotline: 0868158228
Email: kinhdoanh.votudien@gmail.com
Website: https://votudienhanoi.com
Chia sẻ bài viết: