trong thông tin chung
Tư vấn hỗ trợ 24/7

0868158228

Tủ Tụ Bù

Tủ điện tụ bù là gì?

Tủ điện tụ bù là loại tủ có tác dụng tăng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) từ đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công) để giảm tiêu hao điện năng tiết kiệm chi phí sản xuất.

Lý do phải lắp đặt tủ tụ bù

Vì sao các nhà máy, xí nghiệp lại bị điện lực phạt tiền công suất phản kháng?

Công suất phản kháng (công suất vô công) là mức sử dụng điện năng cao trên mức qui định. Cụ thể như sau: mức sử dụng công suất cao nhất đã ký kết tại hợp đồng mua điện của mỗi công ty với đơn vị cung ứng điện cao hơn 40kW và có công suất Cos phi <0.9 sẽ phải mua công suất phản kháng (vô công) .

Để giảm hệ số công suất phải làm sao?

Muốn giảm hệ số công suất (cos phi) thì cần thiết phải có thêm tụ điện nhằm bù cho công suất phản kháng.

Khi kết nối đồng thời giữa tụ bù với lưới thì dòng điện có từ tính kháng của tụ bù sẽ có đường di chuyển tương tự thành phần cảm nghịch của nó và khi ấy sẽ tạo ra sự triệu tiêu lẫn nhau của hai dòng điện. Chính vì thế sẽ không có luồng dòng điện phản kháng tràn vào lưới điện phía trước vị trí đặt tụ bù.

 

Tủ điện tụ bù công suất

Tủ điện tụ bù công suất

Tụ bù là gì?

Tụ bù là nhóm vật dẫn đặt cạnh nhau và được tách biệt bằng lớp điện môi cách điện, có tác dụng tích tụ và phóng đi nguồn điện trong mạch điện. Tụ bù còn được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi.

Tụ bù có khả năng tích điện tại một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung.Trong toàn bộ các thiết điện, tụ bù được sử dụng nhằm bù công suất phản kháng để tăng hệ số công suất cosφ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền công suất phản kháng. Chính vì vậy, việc lắp tụ bù là rất cần thiết, giúp tiết kiệm và giảm được rất nhiều tiền điện đóng cho cơ quan điện lực.

Tụ điện tụ bù

Tụ điện tụ bù

 

Cấu tạo Tụ bù

Thành phần cấu tạo của tụ bù là loại tụ nhôm được nhúng dầu lỏng, gồm những ống nhôm nhỏ được cố định bởi các tấm giấy bạc. Tất cả được đặt trong một bình băng mỏng và hai bên càng được kéo ra phía sau.

Tụ bù gồm những loại nào?

Tụ bù được phân biệt căn cứ theo cấu tạo và điện áp:

Dựa theo cấu tạo: Gồm có tụ bù khô và tụ bù dầu.

  • Tụ bù khô là loại có dạng bình hơi thuôn tròn, với kích thước nhỏ, gọn và trọng lượng thấp rất tiện cho công tác lắp đặt và sửa chữa nên tiết kiệm diện tích và giá thành rẻ.
  • Tụ bù dầu là loại có dạng bình tròn nên có tính ổn định cao hơn tụ bù dầu nên hay được dùng ở những hệ thống bù công suất cao có chất lượng điện thấp

Tụ bù phân theo điện áp: Gồm tụ bù hạ thế 1 pha gồm tụ bù hạ thế 3 pha.

  • Tụ bù hạ thế 1 pha: là các loại điện áp 230V và 250V.
  • Tụ bù hạ thế 3 pha: là các loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720 và 1100V. Nhưng được sử dụng nhiều nhất là loại điện áp 415V và 440V. Tụ bù 415V dùng chủ yếu cho những hệ thống điện áp thấp với mức điện áp khoảng 380V. Tụ bù 440V sử dụng ở những hệ thống điện áp cao hơn.
     
>> Xem thêm thông tin tủ chữa cháy ngoài trời giá rẻ tại đây

 

Nguyên lý hoạt động của tủ điện tủ bù

 

Công suất phản kháng là công suất không tạo ra năng lượng hữu ích hoặc quá độ để chuyển đổi điện năng sang dạng năng lượng điện hoặc có thể chuyển đổi năng lượng khác sang nguồn năng lượng điện, đơn vị là VAR hay KVAR.

Yêu cầu đối với công suất tác dụng và công suất phản kháng phải đảm bảo đầy đủ các tủ điện mới có thể hoạt động được. Tổng hợp của 2 công suất trên gọi là công suất biểu kiến đơn vị VA hoặc KVA. Ba loại công suất trên có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

S2 = P2 + Q2

P = M. cosφ

Q = M. sinφ

(S là công suất cực đại, P là công suất tác dụng và Q là công suất phản kháng)

 

Hệ số cos φ tăng càng cao lên thì sẽ sinh ra thêm nhiều công nên khi dùng tụ bù thì sẽ được bù một phần công suất phản kháng và phần bù thêm sẽ được tụ bù bổ sung thêm để phần công suất tác dụng sẽ được tăng lên.

Để phân phối hiệu quả điện năng thì dòng điện sẽ làm dây dẫn bị ấm đi và gây ra một sự giảm nhiệt trên dây dẫn. Dòng điện hoà với công suất phản kháng nên khi sử dụng tụ bù nhằm bù cho phần công suất phản kháng sẽ có tác dụng làm mát và tăng hệ số công suất (cosφ) .

Tủ điện tụ bù cũng gồm nhiều lần tụ và mỗi lần tụ được đóng mở bởi Contactor. Một bộ điều khiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ tự động đóng bật bằng Contactor từ đó làm thay đổi hệ số công suất của toàn bộ mạng điện thay đổi.

Nguyên lý hoạt động của Tủ tụ bù là đo đạc sự chệch pha của điện áp và dòng điện nếu nó thấp hơn mức yêu cầu (thông thường là 0.95) rồi tự đóng bật tụ bù cho đến khi có được công suất theo mong muốn và duy trì hệ số công suất ở mức mong muốn. Tủ tụ bù có thể đặt trong phòng hoặc ngoài và không hoạt động độc lập với tủ phân phối tổng thể MSB hay lắp đặt riêng lẻ. Bộ điều khiển tụ bù được cài đặt tự động nhằm tối ưu hoá tốc độ đóng cắt của tụ bù tương ứng với yêu cầu thực tế của từng thiết bị. Có các phương pháp và kỹ thuật bù gồm: bù ngang, bù ứng suất, bù kết hợp, bù theo cụm và bù chéo. ..

 

 

 Tủ tụ bù 

  
  

Tủ tụ bù

 >> Xem thêm: TỦ ĐỰNG THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

Ứng dụng tủ điện tụ bù

Tủ tụ bù công suất phản kháng được lắp đặt sử dụng tại các hệ thống điện hạ thế và lắp đặt trên những hệ thống có sử dụng những thiết bị có hệ số ứng suất cao là thành phần tạo ra công suất phản kháng. Thường lắp đặt trong nhà kĩ thuật hay trong các phòng máy biến áp của những công trình sản xuất và thương mại như nhà máy, xí nghiệp cơ khí, khu chế xuất, cao ốc thương mại, văn phòng, khách sạn v.v. . 

 

Công ty TNHH Kỹ Thuật An Lạc chuyên sản xuất và phân phối Vỏ Tủ Điện giá rẻ tại hà nộiTủ Chữa CháyTủ InoxTháng Máng Cáp....

Địa chỉ: Hoài Đức, Hà Nội.

Hotline: 0868158228

Email: kinhdoanh.votudien@gmail.com

Website: https://votudienhanoi.com


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT AN LẠC
Địa chỉ: Hoài Đức, Hà Nội
Tel: 0868158228
Email: kinhdoanh.votudien@gmail.com                   
Mã số thuế : 0109632092
 
 
 

 

Gọi ngay: 0868158228
messenger icon zalo icon
0868158228
kinhdoanh.votudien@gmail.com