Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Trong quá trình sử dụng, tiêu thụ điện đặc biệt là hệ thống điện lưới 3 pha thì sự cố mất pha là sự cố cực kỳ nguy hiểm tạo ra hỏng hóc vô cùng to lớn đối với các thiết bị. Do đó cần thiết phải có giải pháp bảo vệ thiết bị trong trường hợp mất pha. Biện pháp đơn giản nhất là ngắt nguồn cấp hoặc tắt thiết bị (động cơ) khi nguồn điện làm mất pha.
Để bảo vệ hệ thống thiết bị sử dụng điện khỏi sự cố mất pha, ta cần sử dụng kết hợp mọi thiết bị bảo vệ trong hệ thống điện. Một trong số chúng là Rơ le bảo vệ mất pha, thiết bị trung gian có chức năng cảnh báo sự cố mất pha và tín hiệu cảnh báo được biểu hiện thông qua trạng thái tác động của tiếp điểm rơ le. Trạng thái tiếp điểm của Rơ le được sử dụng khi ngắt thiết bị cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện như contactor, aptomat, thiết bị ngắt.
Rơ le bảo vệ mất pha là 1 thiết bị sử dụng để nhận biết sự cố mất pha để phát tín hiệu cảnh báo qua trạng thái tiếp điểm của rơ le. Ở trạng thái thông thường tiếp điểm đóng lại và khi điện mất pha tiếp điểm mở ra (thường được hiểu là trạng thái tác động của relay) . Relay bảo vệ mất pha không có chức năng đóng ngắt điện bảo vệ thiết bị, chức năng duy nhất của nó đó là giúp cảnh báo sự cố . Do đó cần phải phối hợp rơ le bảo vệ mất pha với contactor- thiết bị đóng ngắt nguồn điện.
Hầu hết những rơ le bảo vệ mất pha thường tích hợp chức năng bảo vệ thấp áp hoặc quá áp và có thể điều chỉnh được thời gian tác động và ngưỡng điện áp. Một số rơ le khác có chức năng bảo vệ cân bằng pha, thứ tự pha và ngược pha như rơ le bảo vệ điện áp của hãng Mikro.
3 cực của Rơ le bảo vệ mất pha đều được cấp điện áp 3 pha chạy qua.
Tiếp điểm khi đóng của Rơ le bảo vệ mất pha được đấu nối vào cuộn hút của Contactor cấp nguồn vào cuộn hút , lúc này Contactor sẽ đóng trở lại khi ở trạng thái thông thường và thiết bị dộng cơ hoạt động khi được cấp điện. Khi trong hệ thống xảy ra sự cố mất pha, thì các tiếp điểm của rơ le bảo vệ mất pha sẽ ở trạng thái hở làm ngắt nguồn điện cuộn hút để cho Contactor tự động ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị.
Các loại Rơ le bảo vệ mất pha hãng Schneider:
- RM22TR33: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp. Điều chỉnh được thời gian tác động và ngưỡng điện áp.
- RM22TR31: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp. Điều chỉnh được thời gian tác động và ngưỡng điện áp.
- RM22TG20: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp. Không điều chỉnh được thời gian tác động và ngưỡng điện áp.
- PMR-440N7: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha,, ngược pha, mất cân bằng pha và thứ tự pha. Điều chỉnh được tham số cài đặt.
Các loại Rơ le bảo vệ mất pha hãng Selec:
- 900VPR-2-280/520V: Rơ le có chức năng bảo vệ quá áp, thấp áp, quá tần số, thấp tần số, mất pha, mất cân bằng pha, thứ tự pha.
- VPRD2 M-BL: Rơ le có chức năng bảo vệ quá áp, thấp áp, mất pha, mất cân bằng pha, thứ tự pha.
- VPRA2M: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, ngược pha, mất cân bằng pha, cao áp và thấp áp.
- 600VPR-310/520: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp, ngược pha.
- 600PSR-280/520: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, ngược pha.
Các loại Rơ le bảo vệ mất pha hãng Mikro:
- MX100-400V: Rơ le có chức năng bảo vệ ngược pha và mất pha.
- MX200A-380V: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp.
- MX210-415V: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp, thứ tự pha.
- MU350-415V: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp, thứ tự pha, cân bằng pha.
- MU250-415V: Rơ le có chức năng bảo vệ mất pha, quá áp và thấp áp, thứ tự pha, cân bằng pha.
- MU2300-240AD: Rơ le có chức năng bảo vệ điện áp đa tính năng. Có kết nối RS-485.
Chia sẻ bài viết: