Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Trong hệ thống điện công nghiệp thì tủ điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ các thiết bị sử dụng điện. Để có được tủ điện công nghiệp có công suất đúng với yêu cầu sử dụng của công trình đó thì điều đầu tiên là phải có sơ đồ tủ điện công nghiệp. Và ở bài viết dưới đây sẽ nêu rõ các bước thực hiện từ việc thiết kế sơ đồ tới việc lắp đặt để có một hệ thống tủ điện công nghiệp hoàn chỉnh. Hãy tìm hiểu ngay nhé!
Tủ điện công nghiệp là nơi dùng để chứa dựng, lắp đặt các thiết bị điện như thiết bị đóng cắt mạch MCCB, contactor, mạch điều khiển, cầu dao, máy cắt, đèn báo, đồng hồ hiển thị...mục đích là để quản lý và bảo vệ hệ thống điện tránh được những sự cố chập điện, ngắt mạch gây ảnh hưởng cho toàn bộ hệ thống. Tủ điện là nơi lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện tránh được những yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, nước mưa, độ ẩm... Đồng thời nó cũng giúp bảo vệ an toàn cho người vận hành tránh tiếp xúc trực tiếp với hệ thống điện.
Tủ điện công nghiệp được sử dụng ở những công trình có lượng tiêu thụ điện lớn như trong các nhà máy, xí nghiệp lớn, tại các tòa chung cư, bệnh viện... Cấu tạo loại tủ này thường có kích thước lớn, chia làm nhiều ngăn, nhiều dãy để có thể chứa hết các thiết bị đóng cắt, vận hành hệ thống.
Dưới đây là các bước thực hiện để có 1 sản phẩm tủ điện công nghiệp:
Cần tính toán chi tiết về công xuất tiêu thụ điện năng, mục đích sử dụng của cả công trình để chọn các thiết bị điện phù hợp nhất cho vào tủ. Các thiết bị cần được đảm bảo đáp ứng được khả năng vận hành đồng thời cân đối về chi phí lắp đặt:
Với loại tủ điện hạ thế: Khi đấu nối các thiết bị trong tủ điện, bạn cần liệt kê rõ loại thiết bị, số lượng cần lắp đặt để tính toán chính xác giá trị của thiết bị như: máy cắt, aptomat, cầu giao, đèn báo, nút ấn, dây đồng...Xem thêm thông tin về: Vỏ tủ điện hà nội
Với tủ điện điều khiển: Bạn cần hiểu rõ yêu cầu sử dụng của khách hàng đê tính toán và lắp đặt các thiết bị phù hợp với tính năng của nó.
Đây là bước quạn trọng trong cách đấu nối tủ điện công nghiệp. Tại đây, người kỹ thuật sẽ trình bày tất cả các thiết bị hay nguyên lý hoạt động trên bản vẽ, giúp cho người đọc bản vẽ có thể hiểu được nguyên lý hoạt động, vận hành của tủ điện công nghiệp. Và giúp đội ngũ sản xuất tính toán được chi phí lắp đặt cụ thể. Khi thiết kế, cần tính toán được thiết bị hoạt động tốt với các công năng của nó đồng thời tối ưu chi phí nhất có thể. Ngoài ra, người thiết kế cũng nên cân nhắc tính toán đến phương án dự trù lắp đặt thiết bị để dùng cho trường hợp mở rộng, thay đổi hệ thống của thiết bị điện.
Quá trình thiết kế yêu cầu người thiết kế phải có kinh nghiệm đối với công việc, ngoài ra cần tính tỉ mỉ, kiểm tra kỹ càng mọi chi tiết góc độ, để tránh các sai sót cho đội ngũ thi công phía sau.
Sau khi sơ đồ tủ điện công nghiệp đã được thống nhất với khách hàng hay chủ đầu tư, bạn tiến hành gia công sản xuất cơ khí phần vỏ tủ. Tại đây nhân viên kỹ thuật dựa vào sơ đồ tủ điện tiến hành bóc tách các phần của vỏ tủ điện ra các chi tiết nhỏ lẻ để dễ gia công nhất, trong bản vẽ bao gồm cả vị trí, số lượng các lỗ đèn báo, đồng hồ hiển thị, các lộ át…Tiếp theo là tiến hành gia công cơ khí cắt laser, đột dập, chấn, hàn mài các chi tiết bóc tách từ bản vẽ để làm ra sản phẩm vỏ tủ điện đúng với sơ đồ tủ điện ban đầu.
Khi tiến hành thiết kế bóc tách bản vẽ cơ khí cần tuân thủ những quy tắc sau:
Các thiết bị hiển thị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điẹn A V, công tắc chuyển mạch không nên lắp quá cao để thuận tiện cho người vận hành quan sát dễ dàng.
Thiết bị điều khiển như: lộ aptomat, nút dừng khẩn, nút bấm thường được đặt ở các vị trí thấp hay ngang ngực giúp thuận tiện cho việc điều khiển, vận hành thiết bị. Xem thêm về sản phẩm tủ chữa cháy ngoài trời
Trên vỏ tủ điện phải thiết kế lỗ cáp vào ra bên trong tủ điện, vị trí này có thể ở nóc, đáy sườn tủ hoặc sau lưng tùy vào vị trí nơi tủ điện công nghiệp vận hành hoạt động, ngoài ra nhưng tủ này thường hay đặt trong các tầng hầm nên có thể thiết kế thêm chớp thoáng, khe gió, hay lắp quạt tản nhiệt trên thân tủ...
Bước tiếp theo, đội ngũ lắp điện sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị điện vào đúng các vị trí như trên sơ đồ tủ điện
Các thiết bị lắp đặt vào tủ điện nên được lắp theo nhón như sau:
Khoang chứa thiết bị điều khiển: rơ le bảo vệ, cảm biến, bộ điều khiển, rơ le trung gian.
Khoang chứa thiết bị đóng cắt: aptomat tổng bên trên, aptomat nhánh, contactor bố trí thành hàng ở bên dưới.
Khoang chứa MCCB, khởi động từ và các tụ điện.
Đây là bước rất quan trọng bởi nó liên quan đến đôj an toàn của thiết bị cũng như chi phí thi công đấu nối đồng nên bạn cần ghi nhớ những điều sau:
Các thiết bị được liên kết với nhau bằng dây dẫn cần phải để gọn gàng, hợp lý.
Đầu cốt cần được đánh số thứ tự và phân màu để thuân tiện cho việc sửa chữa, kiểm soát sau này.
Dây tín hiệu và dây mạch lực phải có vỏ bọc để chống nhiễu.
Các thanh đồng cần được bọc gen co nhiệt để dễ dàng phân biệt được các pha với nhau và chống nhiễu.
Đây là bước cuối cùng trước khi đưa tủ vào hoạt động trong phương pháp đấu nối tủ điện công nghiệp. Việc thực hiện của việc chạy không tải đó là dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra lại hệ thống trước khi cấp nguồn cho tủ điện.
Một số vấn đề cần chú ý khi tham gia đấu nối tủ điện:
Cách bố trí thiết bị trong tủ với 3 phần chính phải liên qua điến sơ đồ đấu nối tủ đó là: mạch điều khiển, mạch tự động, mạch công suất.
Để đảm bảo an toàn cho người, vị trí lắp đặt tủ điện thường phải ở trong phòng kỹ thuật điện và đặt ở vị trí thuận lợi với nguồn điện lưới.
Phần cơ khí sản xuất vỏ tủ điện phải đảm bảo độ chắc chắn, đúng thiết kế thi công lắp đặt thiết bị điện.
Trong tủ điện công nghiệp cần lắp đặt sẵn ổ cắm điện 220V để đội ngũ bảo dưỡng có thể dễ dàng sử dụng.
Thiết kế bố trí hợp lý các thiết bị điện theo từng nhóm để dễ dàng cho việc vận hành cũng như tiết kiệm chi phí thi công.
Bài viết nói về một số nội dung thiết kế sơ đồ và cách lắp đặt tủ điện công nghiệp chi tiết nhất. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn có thêm một số thông tin về loại vỏ tủ điện công nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, báo giá các loại vỏ tủ điện, tủ diện inox, tủ chữa cháy... vui lòng liên hệ Hotline: 0868 158 228
Công ty TNHH kỹ thuật An Lạc
Địa chỉ xưởng sản xuất: Hoài Đức, Hà Nội
Chia sẻ bài viết: