Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Trong các công trình xây dựng nhà ở hiện nay, sơ đồ tủ điện gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với các công trình đó. Vậy sơ đồ tủ điện gia đình nó có đặc điểm gì mà quan trọng với công trình như vậy? và khi thiết kế sơ đồ tủ điện cần chú ý đến những yếu tó nào? hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Tủ điện gia đình là một thiết bị được các gia đình sử dụng rất nhiều hiện nay bởi loại thiết bị này giúp quản lý, bảo vệ các thiết bị sử dụng điện trong tòa nhà khỏi các nguy cơ chập điện, cháy nổ, tủ điện đảm bảo cho hệ thống điện trong nhà hoạt động lâu dài, ổn định.
Để thực hiện việc đấu nối và lắp đặt các thiết bị vào bên trong tủ điện gia đình được nhanh chóng và chính xác, thì điều đầu tiên là cần thiết kế sơ đồ lắp đặt tủ điện là không thể thiếu.
Tủ điện gia đình thường được lắp đặt theo nguyên tắc sau:
Cấu tạo bên trong tủ bao gồm 1 thiết bị đóng ngắt ( MCCB) chính có nhiệm vụ Đóng cắt và bảo vệ an toàn cho toàn bộ hệ thống điện trong tòa nhà.
Tiếp đến là lắp đặt các thiết bị đóng cắt nhánh ( MCB), số lượng aptomat được lắp đặt dựa trên căn cứ các tầng các phòng, nhà tắm hoặc các thiết bị có lượng điện năng tiêu thụ lớn mà lắp đặt thêm các MCB để phù hợp với nhu cầu sử dụng của thiết bị điện đó.
Quý khách quan tâm có thể tham khảo thêm về sản phẩm: Vỏ tủ điện Hà Nội hoặc Tủ chữa cháy do công ty chúng tôi cung cấp tại đây.
Để có một sơ đồ tủ điện gia đình hoàn chỉnh, chính xác thì người kỹ sư cần chú ý đến một số vấn đề khi thiết kế sơ đồ như sau:
Tính toán được tổng công suất điện năng của tất các thiết bị trong gia đình hoạt động cùng một thời điểm mà tại đó hệ thống điện vẫn có thể chịu tải tốt như các loại bếp chạy điện, hệ thống chiếu sáng, bơm nước, hệ thống nóng lạnh... và các thiết bị dân dụng khác.
Đối với người thiết kế sơ đồ tủ điện cần trải qua đào tạo và có những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lắp đặt hệ thống điện dân dụng cho tòa nhà, bởi nhu cầu của con người ngày nay đòi hỏi tính thẩm mỹ cao nên các dây dẫn điện thường được làm âm trong bức tường, nếu thiết kế không có kinh nghiệm làm cho hệ thống điện quá tải sẽ gây cháy nổ, lúc đó sẽ mất chi phí sửa chữa, đục đẽo để thay mới.
Ngoài công suất điện năng tiêu thụ tối đa của các thiết bị dùng trong gia đình ra, ta cần tính dự trù lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị sử dụng điện tăng phát sinh thêm trong gia đình sau này, và số điện năng thừa tối thiểu 30% trong đó độ lão hóa cảu thiết bị điện sau thời gian dài sử dụng cũng được tính đến.
Tùy vào từng loại công trình, số lượng thiết bị sử dụng, số phòng, diện tích nhà ở mà ta sẽ có những sơ đồ mạng điện gia đình khác nhau. Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ mạng điện của đa số gia đình sử dụng hiện nay, hãy tham khảo ví dụ bên dưới và điều chỉnh cho phù hợp của từng ngôi nhà nhé:
Việc lắp đặt aptomat dùng để bảo vệ các thiết bị điện sử dụng trong nhà tránh được các sự cố như quá tải, chập điện hay sụt áp… của mạch điện. Khi hệ thống điện trong nhà xảy ra quá tải hay bị chập điện thì dòng điện chạy qua aptomat lúc này là rất lớn. Nếu ta lắp đặt loại thiết bị ngắt mạch phù hợp với công suất của từng loại đồ dùng trong nhà thì ngay lập tức cái át đó sẽ tự động ngắt điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện, tránh không bị hư hỏng của thiết bị khi xảy ra sự cố.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thiết bị điện của từng gia đình mà lựa chọn loại aptomat phù hợp, ví dụ như: chọn aptomat tổng 63A,để sử dụng cho ngôi nhà với dòng điện 220V thì công suất chịu tải là 220V. Khi xảy ra sự cố chập điện ở khu vực nào, tầng nào thì aptomat nhánh quản lý của tần đó sẽ nhảy ngắt mạch trước, và aptomat tổng vẫn cấp điện chạy qua, chỉ khi nào trong hệ thống điện xảy ra sự cố nghiêm trọng đến các aptomat nhánh thì at tổng mới nhảy.
Việc lựa chọn aptomat tổng cho ngôi nhà cũng rất quan trọng bới nếu như bạn chnj loại at cá độ chịu tải thấp thì khi dùng nhiều thiết bị tiêu thụ điện năng cùng một lúc cũng có thể dẫn đến nhảy át ngay cả khi hệ thông điện không xảy ra bất kỳ vấn đề gì. Vậy nên, bạn có thể sử dụng tới các aptomat nhánh để quản lý, bảo vệ từng khu vực nhỏ để có thể bảo vệ tốt hơn, và khi có sự cố xảy ra thì thiệt hại cũng sẽ không lớn. Hơn nữa, việc phân chia aptomat nhánh ra để quản lý từng khu vực nhỏ cũng giúp cho việc kiểm tra sửa chữa cũng dễ dàng hơn nhiều vì khi có sự cố ở khu vự nào thì aptomat nhánh đó sẽ nhảy, tránh việc phải đi kiểm tra toàn bộ hệ thống điện.
Hi vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý khách một số nội dung để có thể thiết kế và lắp đặt được tủ điện gia đình phù hợp nhu cầu của từng công trình, an toàn cho người sử dụng!
Chia sẻ bài viết: