Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Ngày nay, vỏ tủ điện công nghiệp được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện trong hầu hết trong tất cả các công trình hiện nay, tủ diện đóng vai trò là đầu nối quản lý, bảo vệ các thiết bị điện, là thiết bị quan trọng tại các công trình khác nhau. Vậy vỏ tủ điện công nghiệp có những đặc điểm gì? Các bước tiến hành sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp ra sao? Đơn vị nào ở Hà Nội sản xuất vỏ tủ điện? Để giải đáp những thắc mắc trên, quý khách hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Vỏ tủ điện công nghiệp là một loại vỏ hộp được sử dụng dùng để chứa, bảo vệ các thiết bị trong tủ khỏii các tác nhân gẩy ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, vỏ tủ được sử dụng để chứa các bảng mạch phức tạp, khối lượng thiết bị có công suất lớn dùng trong các ngành công nghiệp, khu chung cư... Và trong quá trình vận hành hoạt động phải đảm bảo tính liên tục và ổn định. Thông thường tủ điện công nghiệp sẽ có kích thước lớn hơn so với các loại vỏ tủ điện nhỏ tại gia đình, bởi nó được sử dụng tại những nơi cần cung ứng điện với công suất lớn, số lượng thiết bị nhiều.
.- Xét về vật liệu làm tủ
Vỏ tủ điện được làm từ vật liệu thép, loại thép đảm bảo về khả năng chịu lực cũng như chịu va đập tốt.
Bề mặt vật liệu được phủ lớp sơn tĩnh điện bên ngoài giúp tủ chống lại sự ăn mòn từ môi trường. Ngoài khả năng chống ăn mòn ra thì lớp sơn tĩnh điện này có khả năng cách điện, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Vật liệu chính để sản xuất tủ có thép sơn tĩnh điện, ngoài ra còn có vật kiệu mica, kính.
Vỏ tủ sơn tĩnh điện rất được khách hàng lựa chọn tin dùng bởi đa dạng màu sắc, chi phí sản xuất rẻ nhất trong các loại vật liệu. Ngoài ra, vỏ tủ điện còn được làm bằng inox 304, là loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn vượt trội hơn rất nhièu so với tủ thép sơn tĩnh điện nhưng chi phí làm tủ inox cũng cao hơn.
- Xét về cấu tạo của vỏ tủ điện
Tủ điện được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật đứng, có thiết kế cánh mở ra để thuận tiện cho việc lắp đặt, bảo trì được dẽ dàng. Phần cánh tủ tùy vào yêu cầu của quáy khách mà làm tủ 1 lớp cánh, tủ điện 2 lớp cánh, mở 1 cánh hay mở 2 cánh....
Đối với trường hợp tủ đặt trong nhà, nơi không chịu ảnh hưởng bởi nước mưa nên không cần thiết kế chống nước. Nóc tủ được làm mái bằng, mở nóc, mở lưng hoặc mở sườn đều có thể được giúp việc lắp đặt thiết bị được dẽ dàng
Đối với những loại vỏ tủ đặt ở khu vực ngoài trời sẽ đpò hỏi tủ có khả năng chống nước mưa tốt, nên tú có cấu tạo khác hơn so với những loại tủ đặt trong nhà đó là: Nóc tủ được làm mái che dốc nước, phần thân tủ thường được hàn cố định tránh nước mưa vào trong tủ và có làm hèm chóng nước trên thân tủ.
Cấu tạo của tủ điện công nghiệp thường có kích thước lớn và thường được đặt ở vị trí dưới nền nhà hay bệ bê tông nên dưới đáy tủ sẽ có thêm chân đế giúp cho việc đáy tủ tránh tiếp xúc trực tiếp với nền.
Lớp sơn tĩnh điện bên ngoài tủ thường đa dạng về màu sắc tùy vào nhu cầu khách hàng mà chọn sơn cho phù hợp. Ngoài ra đối với một số vị trí môi trường có độ ăn mòn cao khách hàng nên lựa chọn loại vạt liệu inox 304 để đảm bảo vỏ tủ có thể hoạt động trong khoảng thời gian dài.
Với sự phát triện như ngày nay, bạn có thể tìm thấy rất nhiều đơn vị sản xuất và phân phối các loại vỏ tủ điện trên thị trường với nhiều loại mẫu mã, chất lượng đa dạng khác nhau. Để đảm bảo sản phầm của mình có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bạn cần tìm cho mình đơn xưởng sản xuất uy tín.
Công ty An Lạc là một trong những công ty có xưởng gia công các loại vỏ tủ điện tại Hà Nội với nhiều mẫu mã đa dạng, chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh, hy vọng có thể đem lại sự hài lòng nhất cho quý khách!
Một số chính sách dành cho khách hàng khi sản xuất tủ tại công ty như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng, lên bản vẽ
Đây được coi là bước quan trọng nhất bởi tại đây, kỹ thuật sẽ nghe toàn bộ ý đồ của khách hàng như thiết kế cấu tạo tủ, các lỗ khoét để bắt thiết bị... sau đó sẽ tổng hợp lại và lên bản vẽ thiết kế thống nhất phương án với khách hàng. Nếu trường hợp khách hàng có sẵn bản vẽ thì kỹ thuật sẽ xem và tư vấn thống nhất sản xuất.
Bước 2: Tiến hành gia công sản xuất cơ khí
Sau khi đã thống nhất bản vẽ sản xuất với phía khách hàng xong. Kỹ thuật có nhiệm vụ bóc bản vẽ thiết kế thành từng chi tiết đơn giản để đội ngũ công nhân có thể gia công và tính toán lượng vật tư để lắp đặt tủ điện. Sau khi đã có bản vẽ bóc tách ta tiến hành gia công vỏ tủ điện như sau.
+ Lựa chọn loại vật liệu đúng với bản vẽ như là loại vật liệu thép hay inox, độ dày vật liệu.
+ Cắt, đột hay cắt laser thành các chi tiết trong bản vẽ bóc tách.
+ Chấn, gấp định hình.
+ Hàn nối các chi tiết lại với nhau thành tủ điện hoàn chỉnh
+ Mài nhẵn các mối hàn, bavia có trên vỏ tủ
Bước 3: Sơn tĩnh điện
Đây là bước giúp cho cỏ tủ điện có màu sắc theo ý khách hàng và vật liệu không bị ăn mòn khi đưa vào vận hành
Bước 4: Lắp ráp vỏ tủ điện hoàn chỉnh
Tại đây, ta sử dụng các loại vật tư phụ như khóa, bản lề, ecu, bulong để lắp ráp các thiết bị tách rời để thành vỏ tủ điện hoàn chỉnh.
Trên đây là một số thông tin nói về sản phẩm vỏ tủ điện công nghiệp hiện đang được khách hàng lựa chọn sử dụng. Hy vọng bài viết có thế giúp quý khách có thêm thông tin cần thiết về quy trình sản xuất vỏ tủ điện tại xưởng cũng như cũng cấp thông tin về đơn vị sản xuất vỏ tủ điện tại Hà Nội. Mọi giải đáp thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:
Công ty TNHH kỹ thuật An Lạc
Xưởng sản xuất: Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0868.158.228
Website: https://votudienhanoi.com/
Chia sẻ bài viết: